
Việc sản xuất khuôn là một quá trình phức tạp. Sau khi thiết kế, gia công, lắp ráp, thử nghiệm và các bước khác thì khuôn sẽ được đưa vào sử dụng. Trong toàn bộ thời gian hoạt động của khuôn thì các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng của khuôn gồm 10 yếu tố chính sau:
1. Thiết kế khuôn
Thiết kế khuôn không chỉ liên quan tới tính chất của vật liệu như: tỷ lệ co ngót, nhiệt độ đúc, v.v.. mà còn xét đến đường nước, tốc độ đóng mở khuôn,v.v.. Kết cấu khuôn hợp lý giúp kéo dài tuổi thọ của khuôn và đảm bảo quá trình hoạt động của khuôn suôn sẻ, ít sự cố xẩy ra. Nâng cao hiệu quả sản xuất và giảm chi phí.

2. Thép làm khuôn
Thép làm khuôn là yếu tố quyết định đến chất lượng khuôn, lựa chọn thép hợp lý là rất quan trọng, các tiêu chí để chọn thép:

- Theo yêu cầu của vật liệu nhựa
Các loại vật liệu nhựa khác nhau thì dùng loại thép khác nhau. Ví dụ như yêu cầu đánh bóng cao, yêu cầu về chống ăn mòn,v.v..
- Yêu cầu về giá cả
Không chọn thép đắt nhất có thể mà phải xem xét giá thành của khuôn. Nên chọn thép làm khuôn theo tuổi thọ của khuôn để tránh lãng phí không cần thiết. Tuổi thọ của thép P20 khoảng 300.000 lần ép, thép 2738 dưới 500.000 lần ép, thép H13 / 2234 khoảng 800.000-1.000.000 lần ép.
- Xử lý nhiệt
Việc sử lý nhiệt bề mặt của khuôn cũng rất quan trọng. Thấm Nitơ có thể nâng cao độ cứng của bề mặt và kéo dài tuổi thọ của khuôn. Mạ điện có thể nâng cao chất lượng bề mặt của khuôn. Đối với một số chi tiết nhựa cần độ sáng bóng cao và chống ăn mòn thì có thể sử dụng phương pháp mạ để nâng cao hiệu suất của thép.
3. Gia công khuôn
Xây dựng quy trình sản xuất khuôn là cực kỳ quan trọng. Một quy trình sản xuất khuôn hợp lý có thể giúp đẩy nhanh quá trình sản xuất và rút ngắn thời gian xử lý. Và có thể đảm bảo sự ổn định trong quá trình sản xuất và nâng cao tuổi thọ của khuôn. Một số lỗi trong quá trình gia công có thể phải hàn khuôn. Mối hàn có tốt đến đâu cũng làm ảnh hưởng không tốt tới chất lượng và tuổi thọ của khuôn. Ngoài ra, quá trình xử lý kém cũng làm ảnh hưởng tới chuyển động của khuôn dẫn đến khuôn có thể bị hỏng trong quá trình sản xuất.

4. Các chi tiết tiêu chuẩn
Các chi tiết tiêu chuẩn không tham gia vào quá trình đúc nhưng kiểm soát toàn bộ hoạt động của khuôn. Các bộ phận tiêu chuẩn tốt phải chịu được mài mòn, đủ cứng, độ chính xác cao và không bị biến dạng trong quá trình khuôn hoạt động.
5. Rà khuôn và làm nguội
Việc rà khuôn và làm nguội cần thợ có nhiều kinh nghiệm để sử lý các vấn đề sau gia công khuôn. Đối với khuôn càng phức tạp, rất nhiều chuyển động thì yêu cầu về công việc này càng cao.

6. Đánh bóng khuôn
Đánh bóng khuôn là công việc cuối cuối cùng của chế tạo khuôn. Chất lượng bề mặt đánh bóng sẽ thể hiện rõ trên sản phẩm được ép ra vì vậy đây là công việc rất quan trọng. Đánh bóng cũng giúp khuôn hoạt động tốt hơn, hiệu quả hơn. Trường hợp khuôn không được đánh bóng tốt thì khuôn sẽ phải chịu áp lực cao hơn từ dòng chảy nhựa, sản phẩm khó lấy ra khỏi lòng khuôn hơn.
7. Lắp ráp khuôn
Lắp ráp khuôn cũng như lắp ráp máy móc, mọi bộ phận, mọi con ốc đều không thể sai sót, nếu không thì hậu quả sẽ rất nghiêm trọng. Nó có thể gây ra lỗi sản phẩm hoặc có thể hỏng hoàn toàn khuôn. Vì vậy công việc lắp ráp khuôn phải rất cẩn thận, tỉ mỉ. Trong quá trình lắp khuôn thì luôn chú ý việc vệ sinh khuôn, không để bất cứ mảnh vụn kin loại hay những dị vật nào trong lòng khuôn, trong đường nước hay có lỗ rãnh trên khuôn.

8. Hệ thống hot runner và cool runner
Việc sử dụng hot runner hay cool runner ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng khuôn, chất lượng sản phẩm. Lựa chọn kiểu kênh dẫn phụ thuộc vào yêu cầu của sản phẩm nhựa hoặc nhu cầu của khách hàng. Kiểu khuôn dùng hot runner đắt hơn và phức tạm hơn.
9. Hệ thống làm mát khuôn
Trong sản xuất hàng loạt thì lợi nhuận từ việc giảm chu trình ép phun trong mỗi giây là rất đáng kể. Nhưng tăng tốc chu trình sản xuất sẽ làm tăng nhiệt độ của khuôn. Nếu không kiểm soát hiệu quả thì khuôn sẽ trở lên quá nóng, có thể làm khuôn bị biến dạng và có thể bị hỏng. Vì vậy thiết kế làm mát tốt là cực kỳ quan trọng. Bao gồn mật độ phân bố đường nước, kích thước đường nước và cách kết nối các đường nước với nhau.
10. Bảo dưỡng khuôn
Khuôn phải được bảo dưỡng đầy đủ sau mỗi lần sử dụng. Đặc biệt là chống rỉ sét phần lòng khuôn và các bề mặt trượt. Mặt khác thì phải luôn đảm bảo khuôn khô, bởi vì trong quá trình hoạt động của khuôn có nước làm mát, khi lắp đặt, tháo rời khuôn thì nước có thể bám vào các chi tiết của khuôn. Do đó sau khi lau khô khuôn thì hãy bôi lớp dầu bảo vệ.